Nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Trung Quốc tiếp tục giảm
Theo báo cáo từ công ty thông tin kinh doanh toàn cầu Textiles Intelligence thì nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Trung Quốc đã giảm 9,9% tính về lượng trong ba tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước.
Sự sụt giảm này tiếp theo sụt giảm 12,5% trong cả năm 2015 kéo nhập khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2016.
Sự sụt giảm ở cả hai thời kỳ tạo ra sự giảm nhanh nhất trong số mười nước cung cấp hàng may mặc lớn nhất sang EU. Kết quả là tỷ lệ hàng may mặc của Trung Quốc nhập vào EU trong ba tháng đầu năm 2016 giảm từ 43,3% trong năm 2014 xuống 35,1% trong ba tháng đầu năm 2016. Dù sao đi nữa, Trung Quốc vẫn giữ vị thế là nước cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào EU trong ba tháng đầu năm 2016 nhưng nhiều nước khác đang dần chiếm thị phần.
Nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Băng La Đét, tăng 4,2% trong cả năm 2015 và tăng 8% trong quý đầu năm 2016, Kết quả là tỷ lệ hàng may mặc nhập khẩu từ Băng La Đét đạt 24,6% trong 3 tháng đầu năm 2016.
Trong khi đó, nhập khẩu hàng may mặc của EU từ Campuchia tăng 12,6% trong năm 2015 và tăng 17,7% trong ba tháng đàu năm 2016. Nhập khẩu hàng may mặc từ Pakistan tăng 65,% trong năm 2015 và tăng 8,4% trong ba tháng đầu năm 2016, còn hàng may mặc nhập khẩu từ Việt Nam tăng 32,% trong năm 2015 và 1,6% trong ba tháng đầu năm 2016. Sự dịch chuyển nguồn cung ứng từ Trung Quốc tới các nước châu Á khác phản ánh sự thực rằng một số công ty ở Trung Quốc đã chuyển đi, hoặc có kế hoạch chuyển đi, ít nhất một số hoạt động sản xuất của họ tới các nước châu Á khác để hưởng lợi từ nguồn cung ứng dồi dào lao động giá rẻ, tại đó lương thấp hơn ở Trung Quốc. Tại Campuchia, lương trung bình của công nhân may bằng 1/5 lương tại Trung Quốc, trong khi lương trung bình tại Myanmar thậm chí còn thấp hơn Campuchia.
Cũng do lợi ích của lao động rẻ mà nhiều nước xuất khẩu ở Đông nam Á và Nam Á được hưởng lợi từ Các Hiệp định mậu dịch ưu đãi với EU và Mỹ, hai thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khiTrung Quốc thì không.
Các nhà sản xuất ở Băng La Đét, Campuchia và Myanmar, hưởng lợi từ tiếp cận miễn thuế tới EU thông qua Chương trình ưu đãi phổ cập (GSP) của EU.
Và các nhà sản xuất tại Việt nam cũng chờ hưởng lợi từ tiếp cận được cải thiện tới thị trường EU một khi Hiệp định mậu dịch tự do EU-Việt Nam có hiệu lực.
Giá trung bình của hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc là thấp thứ ba trong số mười nước cung cấp hàng đầu trong năm 2015.
Ngoài ra, trong ba tháng đầu năm 2016, giá trung bình của hàng may mặc nhập khẩu vào EU từ Trung Quốc đã giảm 0,3% trong khi giá trung bình của hàng nhập từ Băng La Đét, Campuchia, Myanmar và Việt Nam đều tăng đáng kể.
Sự cạnh tranh như vậy bắt nguồn từ sự thật rằng năng suất tại Trung Quốc cao hơn năng suất tại các nước khác tại Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc lại có cơ sở hạ tầng tốt hơn hầu hết các nước sản xuất hàng may mặc khác ở châu Á. Kết quả là chuỗi cung cấp của Trung Quốc có hiệu quả hơn và các nhà sản xuất ở nước này cũng có thể đảm bảo giao hàng đúng hẹn.